Loading...

Google Tag Manger là gì? Hướng dẫn cách sử dụng và cài đặt Google Tag Manager từ A-Z cho người mới

10/05/2024 562 lượt xem


Hướng dẫn sử dụng Google Tag Manager là vấn đề được rất nhiều doanh nghiệp/hộ kinh doanh tìm kiếm với mong muốn tối ưu việc theo dõi và phân tích dữ liệu trang web. Bởi Google Tag Manager (GTM) nổi bật là một công cụ miễn phí và mạnh mẽ giúp chủ tài khoản quản lý cũng như triển khai các thẻ theo dõi mà không cần sự can thiệp sâu rộng vào mã nguồn trang web. Và trong bài viết này, hãy cùng nhau khám phá cách sử dụng Google Tag Manager hiệu quả cho người mới bắt đầu.

Nội dung bài viết [Ẩn]

    Có thể bạn đang phân vân khái niệm và ứng dụng của Google Tag Manager trong SEO và Google Ads. Đồng thời bạn cũng chưa hiểu rõ cách cài đặt và sử dụng hiệu quả thẻ này. Bài viết chi tiết sau đây sẽ giúp bạn hiểu toàn bộ lý thuyết và cách sử dụng chuẩn của Google Tag Manager.

    1. Google Tag Manager là gì?

    • Google tag manager là một công cụ giúp bạn quản lý thẻ trong website. Đó có thể là thẻ Google Analytics, thẻ tiếp thị lại ( google, facebook Pixel) tới các thẻ theo dõi chuyển đổi như lượt click vào hotline, button hay lượt cuộn trang 25, 50, 100%.
    • “Cuối năm 2012, Google cho ra đời trình quản lý thẻ Google Tag Manager với tiêu chí “Tag management system to manage JavaScript and HTML tags, including web beacons, for web tracking and analytics” hay có thể hiểu là: “Hệ thống quản lý các thẻ JavaScript và HTML, bao gồm cả web beacons, để theo dõi và phân tích web”.

    2. Google Tag Manager có gì khác so với Google Analytics

    • Google Analytics là công cụ phân tích các báo cáo số liệu trên website.
    • Google tag manager là trình quản lý thẻ tag gắn trong website trong đó có cả google Analytics.
    • 2 công cụ riêng biệt, hỗ trợ nhau khi bạn có thể cài đặt mã theo dõi Google Analytics (GA) thông qua Google Tag Manager.
    • Đặc biệt các mã theo dõi sự kiện trên GA vào trang web và tùy biến các quy tắc, điều kiện. Chỉ khi đạt đủ các điều kiện bạn đặt ra thì mới thống kê phần số liệu đó vào GA.
    • -> Vì vậy bạn hoàn toàn có thể gắn cả 2 mã Google Tag Manager và Google Analytics trên website

    3. Lợi ích của Google Tag Manager

    Thông thường khi muốn cài đặt bất kỳ một mã theo dõi, gắn từng sự kiện vào từng trang đích theo mỗi chiến dịch Marketing đặt ra bạn sẽ cần can thiệp gắn từng đoạn code vào website. Điều này gây ra sự lãng phí tài nguyên lớn cho website và cả thời gian của người sử dụng. Bên cạnh đó nó cũng đòi hỏi kỹ năng về lập trình nhất định mới có thể tối ưu ở mức độ tốt nhất. Nhiều doanh nghiệp thường xây một website từ bên thứ 3 và sẽ không được hỗ trợ nhanh chóng khi cần cài mã theo dõi mới. Google Tag Manager ra đời đã giải quyết được hoàn toàn vấn đề này.

    • Google tag manager cài đặt dễ dàng, tiện lợi không cần biết code (hoặc chỉ cần báo coder cài mã 1 lần duy nhất vào website).
    • Thêm theo dõi chuyển đổi đơn giản
    • Thêm các mã theo dõi google analytics, webmaster tools dễ dàng

    4. Hướng dẫn cài đặt Google Tag Manager vào website

    Bước 1: Tạo tài khoản tại địa chỉ: https://tagmanager.google.com

    Bước 2: Sau đó nhập đầy đủ thông tin cần thiết

    Bước 3: Tích vào vào “Tạo”.

    Bước 4: Xuất hiện bảng chứa 2 mã code bạn vừa tạo, lấy code và gắn theo hướng dẫn của hệ thống

    – Copy và paste đoạn code Google Tag Manager đầu tiên vào trong cặp thẻ

    – Copy và paste đoạn còn lại vào trong cặp thẻ”

    – Sau đó kiểm tra trang web của bạn bằng cách copy link trang web dán vào ô kiểm tra

    Kiểm tra chèn mã code thành công

     

    5. Hướng dẫn sử dụng Google Tag Manager

    5.1. 3 thành phần chính của Google Tag Manager

    • Tag (thẻ tag): một đoạn mã Javascript được gắn lên website, app với mục đích thu thập dữ liệu.
    • Triggers (trình kích hoạt)
    • Variables (các biến)

    5.2. Cài đặt mã theo dõi 

    5.2.1 Google Analytics

    Hướng dẫn kết nối Analytics với website bằng Google Tag Manager

    Bước 1: Truy cập vào Google Analytics tại địa chi:

    https://analytics.google.com/analytics/web/

    Trong tab Quản trị viên, chọn Quản trị

    Chọn quản trị trong tab quản trị viện

    Sau đó chọn "Cài đặt thuộc tính"

     

    Chọn "Cài đặt thuộc tính" trong tab quản trị

     

    Lưu ID theo dõi có dạng “UA-xxxxxxxxx-x” để chuẩn bị cài đặt 

    Lưu ID theo dõi có dạng “UA-xxxxxxxxx-x” để chuẩn bị cài đặt 

     

     

    Bước 2: Truy cập Google Tag Manager tại https://tagmanager.google.com/

    Bước 3: Lựa chọn tài khoản Google Tag Manager đã kết nối với website

    Bước 4: Tại giao diện của Google Tag Manager chọn phần “Thêm thẻ mới”

     

    Chọn phần “Thêm thẻ mới” tại giao diện Google Tag Manager

    Bước 5: Cài đặt cho thẻ Analytics

    – Đặt tên thẻ: Analytics

    –  Chọn Cấu hình thẻ để chọn loại thẻ theo dõi Google Analytics

     

     Chọn Cấu hình thẻ để chọn loại thẻ theo dõi Google Analytics

        + Chọn loại thẻ “Google Analytics: Universal Analytics”.

    Chọn loại thẻ “Google Analytics: Universal Analytics”

        + Phần “Loại theo dõi” lựa chọn “Lượt xem trang”

    Cách sử dụng google tag manager ở phần “Loại theo dõi” lựa chọn “Lượt xem trang”

       + Ở phần cài đặt Google Analytics: Lựa chọn “Biến mới” 

    Ở phần cài đặt Google Analytics: Lựa chọn “Biến mới” 

       + Điền ID theo dõi Analytics đã lấy từ trước vào phần “ID theo dõi”

    Điền ID theo dõi Analytics đã lấy từ trước vào phần “ID theo dõi”

     – Cài đặt Trình kích hoạt: Lựa chọn “Kích hoạt” – Sau đó chọn “All Page”

    Cài đặt Trình kích hoạt: Lựa chọn “Kích hoạt” – Sau đó chọn “All Page”

    Bước 6: Chọn “Lưu” để lưu thẻ Analytics Website

    Chọn “Lưu” để lưu thẻ Analytics Website

    Bước 7: Chọn “Gửi” Sau đó chọn “Xuất Bản”, tiếp theo chọn “Tiếp tục” để hoàn thành cài đặt.

    Chọn “Gửi” Sau đó chọn “Xuất Bản”, tiếp theo chọn “Tiếp tục” để hoàn thành cài đặt.

    5.2.2. Cài đặt và cấu hình Webmaster tools

    Để kết nối Google Search Console với website của bạn, hãy đảm bảo website đó đã liên kết với Google Tag Manager.

    Thực hiện theo 3 bước dưới đây để kết nối website với Google Search Console.

    Bước 1: Truy cập địa chỉ: https://www.google.com/webmasters/tools/home?hl=vi

    Bước 2: Đăng nhập và chọn “thêm trang web”

    Đăng nhập và chọn “thêm trang web”

    Đăng nhập và chọn “thêm trang web”

    Bước 3: Lựa chọn loại sản phẩm “Tiền tố URL”, nhập URL website vào trường “Nhập URL” sau đó click :Tiếp tục”.

    nhập URL website vào trường “Nhập URL”

    Nhập URL website vào trường “Nhập URL”

    Bước 4: Lựa chọn phương thức xác minh quyền sở hữu

    Có 5 lựa chọn để xác minh quyền sở hữu

    5 phương thức xác minh quyền sở hữu Google search console

    5 phương thức xác minh quyền sở hữu Google search console

    Click lựa chọn xác minh bằng Google Tag Manager:

    Click lựa chọn xác minh bằng Google Tag Manager

    Click lựa chọn xác minh bằng Google Tag Manager

    Ấn xác minh ( lưu ý cần phải đúng email đăng ký GTM)

    5.3 Cách sử dụng Google Tag Manager để thực hiện quảng cáo Google Remarketing

    “Để tạo thẻ Google Remarketing qua Google tag Manager bạn vào Thẻ -> Mới -> Thẻ tiếp thị lại Google Ads”

    “Để tạo thẻ Google Remarketing qua Google tag Manager bạn vào Thẻ -> Mới -> Thẻ tiếp thị lại Google Ads”

    “Để tạo thẻ Google Remarketing qua Google tag Manager bạn vào Thẻ -> Mới -> Thẻ tiếp thị lại Google Ads”

    Tiếp theo bạn thêm ID chuyển đổi của Google Ads vào thẻ “tiếp thị lại trên Google Ads” 

    bạn thêm ID chuyển đổi của Google Ads vào thẻ tiếp thị lại

    Bạn thêm ID chuyển đổi của Google Ads vào thẻ tiếp thị lại

    Kích hoạt -> All Page -> Lưu -> Gửi 

    5.4 Cài đặt FB pixel qua Google Tag Manager

    Bước 1: Tạo HTML tùy chỉnh

    Bước 1: Tạo HTML tùy chỉnh

    Bước 1: Tạo HTML tùy chỉnh

    Bước 2: Chèn mã Pixel Facebook bằng Google Tag Manager

    Chèn mã Pixel Facebook

    Chèn mã Pixel Facebook

    Bước 3: Chọn trình kích hoạt

    • Chọn All Pages và nhấn nút thêm

     Bước 3: Chọn trình kích hoạt

    Bước 3: Chọn trình kích hoạt – All page -> Thêm

    • Đặt tên cho thẻ FB pixel

    Bước 4: Test thử ở chế độ Preview Mode ( xem trước)

    ( hoặc bạn có thể cài Facebook Pixel Helper để kiểm tra xem Facebook Pixel đã hoạt động chưa)

    Bước 4: Test thử ở chế độ Preview Mode

    Bước 4: Test thử ở chế độ Preview Mode

    Bước 5: Nhấn gửi và xuất bản

    5.5 Tracking Event với GTM

    Với tính năng này bạn có thể biết số người click vào hotline, số người bấm button, số người đọc hết nội dung, nội dung nào khiến họ hứng thú, nội dung nào khiến người dùng chỉ đọc lướt qua mà dựa vào đó bạn sẽ biết phương án để tối ưu lại nội dung.

    5.6 Tracking Event: lượt click vào Call và Button

    Bước 1: Vào phần Biến, chọn Định cấu hình

    Bước 2: Tick vào định cấu hình tích hợp phần số nhấp chuột và cuộn

    Bước 3: vào phần Trình kích hoạt -> tạo mới

    Bước 3: vào phần Trình kích hoạt -> tạo mới

    Bước 3: vào phần Trình kích hoạt -> tạo mới

    Bước 4: Đặt tên, chọn “tất cả các yếu tố” ở phần nhấp chuột

    Bước 5: lựa chọn một số nhấp chuột và chọn “click+chứa+tel:sdt”

    Tương tự với button bạn cần lấy id/class của button và khai báo tương tự như call.

    6. Kiểm tra bằng google tag assistant

    • Đây là tiện ích của chính Google để kiểm tra, khắc phục sự cố các loại thẻ được tạo thông qua GTM.

    Để check bạn thực hiện theo các bước sau:

    • Bước 1: Cài đặt Google Tag Assistant theo link sau:

    https://chrome.google.com/webstore/detail/tag-assistant-by-google/kejbdjndbnbjgmefkgdddjlbokphdefk?hl=vi

    • Bước 2: Truy cập địa chỉ trang web cần kiểm tra
    • Bước 3: kích hoạt GT Assistant và nhấn Enable
    • Bước 4: Tải lại trang web
    • Bước 5: Nhấp vào icon Google Tag Assistant
    • Bước 6: kiểm tra các trạng thái hoạt động của thẻ

    kiểm tra các trạng thái hoạt động của thẻ

    Kiểm tra các trạng thái hoạt động của thẻ

    • Tương ứng với các màu sắc
    • Đỏ: có lỗi quan trọng cần khắc phục
    • Vàng:  Có vấn đề nhỏ dẫn đến khác biệt trong theo dõi số liệu
    • Xanh dương: Phát hiện một số triển khai không chuẩn
    • Xanh lá: Thẻ đang hoạt động tốt và hoàn tất cài đặt Google Tag Manager

    Như vậy bài viết đã giúp bạn hiểu chi tiết về cách vận hành, cài đặt và hướng dẫn sử dụng Tag Manager. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc chọn lựa cập nhật kiến thức chuyên sâu về SEO, đặc biệt là SEO mũ trắng thì hãy Blog chuyên sâu Kiến thức SEO của SEONGON sẽ giúp bạn. 

    Cùng tìm hiểu thêm một số công cụ hữu ích khác dành cho SEO qua các bài viết:

    Ngoài ra bạn có thể tham khảo thông tin về khóa đào tạo SEO PPP độc quyền của SEONGON để tiếp nhận kiến thức SEO chuẩn một cách nhanh nhất tại SEONGON Academy. Với kinh nghiệm cung cấp các dịch vụ SEO hiệu quả, nghiệm thu hàng ngàn dự án ON TOP, chúng tôi cam kết mang đến cho bạn những giải pháp phù hợp với chiến lược doanh nghiệp.

     

    CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG
    ĐỂ GIÚP ĐỠ BẠN
    Hỗ trợ trực tuyến
    Để được hỗ trợ tốt nhất. Hãy gọi
    Hoặc
    Chat hỗ trợ trực tuyến
    Chat với chúng tôi