Hướng dẫn lập kế hoạch xây dựng nội dung Website trong 1 năm chi tiết từ A-Z
21/05/2024 1086 lượt xem
Nội dung bài viết [Ẩn ]
Lập kế hoạch nội dung Website là một trong những bước quan trọng đầu tiên để bạn tăng sức mạnh website, cũng như giúp cho doanh nghiệp tăng độ phủ về thương hiệu trên thị trường cũng như tăng doanh số bán hàng. Sau đây Ezweb247 xin chia sẻ với bạn toàn bộ những bước chi tiết nhất để bạn có thể lập kế hoạch nội dung cho Website trong 1 năm.
Thế nào là nội dung Website tốt?
Sau đây sẽ là một số yếu tố chính mà Google dựa vào để đánh giá nội dung Website của bạn:
- Hiểu rõ độc giả: Để có được một nội dung tốt bạn cần hiểu rõ đọc giả của bạn là ai và đọc giả tìm kiếm điều gì trong bài viết của bạn. Từ đó bạn mới có thể triển khai nội dung đúng theo nhu cầu của đọc giả, giúp gia tăng thứ hạng từ khóa.
- Chia sẻ kiến thức hữu ích: Đa số những khách hàng đến với website của bạn sẽ thông qua những bài viết đạt thứ hạng cao trên Google. Vì vậy bạn đừng quá tập trung vào viết những bài bán hàng mà hãy viết những bài mang lại kiến thức, giá trị cho khách hàng từ đó khách hàng tin tưởng và lựa chọn công ty bạn để sử dụng dịch vụ.
- Bố cục của bài viết: Thường thì người đọc sẽ có xu hướng đọc lướt qua những bài viết hoặc đọc những phần thông tin mà họ đang cần tìm. Vì vậy bạn nên chia bố cục của bài viết một cách hợp lý, mỗi đoạn chỉ nên để từ 3 – 5 dòng tránh để quá dài khiến cho người đọc cảm thấy chán.
- Rõ ràng và xúc tích: Trung bình người đọc chỉ bỏ ra từ 1 đến 2 phút để đọc thật nhanh bài viết. Cho nên bạn hãy tập trung cung cấp thông tin một cách ngắn gọn, xúc tích đến với người đọc, tránh viết dài dòng không đúng trọng tâm.
>>>Xem thêm: SEO là gì? Cẩm nang toàn tập (A – Z) cho doanh nghiệp khi bắt đầu
Tại sao phải lập kế hoạch content Website?
Lập kế hoạch nội dung website là một trong những điều quan trọng nhất trong việc xây dựng website. Nội dung website chất lượng sẽ là tiền đề giúp sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty bạn tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng.
Giúp Website dễ dàng tiếp cận người dùng
Lập kế hoạch nội dung website một cách bài bản, chuyên nghiệp sẽ khiến cho website của bạn được Google đánh giá tốt. Điều này giúp cho website của bạn dễ dàng cạnh tranh với các đối thủ khác để lên Top trong những bộ từ khóa chuyên ngành.
Việc trang web và thương hiệu của bạn đạt được nhiều thứ hạng tốt trên kết quả tìm kiếm Google sẽ làm cho khách hàng cũng như người tiêu dùng tăng độ tin tưởng của khách hàng với công ty, doanh nghiệp.
Tăng thứ hạng từ khóa trên công cụ tìm kiếm
Khi bạn có sẵn một bản kế hoạch nội dung Website thì việc triển khai nội dung sẽ trở nên dễ dàng hơn. Từ đó có thể giúp cho website của bạn gia tăng thứ hạng từ khóa trên công cụ tìm kiếm.
Khi một website mà có nhiều từ khóa đúng theo chuyên ngành và đạt thứ hạng cao thì các công cụ tìm kiếm đánh giá rất tốt cho trang web đó. Đây sẽ là lợi thế để cho bạn cạnh tranh với những đối thủ chung ngành.
Giúp tăng độ tin tưởng của khách hàng
Một website có đầy đủ những thông tin hữu ích về chuyên ngành dành cho người đọc và được đứng ở thứ hạng cao trong bảng xếp hạng tìm kiếm (SERP) thì những khách hàng đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ, mua hàng về ngành của bạn sẽ đặc biệt tin tưởng hơn với công ty của bạn.
Giúp tăng doanh số bán hàng
Dựa vào tất cả những lợi ích trên của việc lập kế hoạch nội dung Website mang lại thì có thể thấy. Số lượng khách hàng tiếp cận với trang web công ty bạn tăng lên một cách đáng kể, từ đó giúp tăng doanh số bán hàng của công ty.
>>>Xem thêm: Alt Text là gì? Cách tối ưu Alt Text cho hình ảnh chuẩn SEO
Những dạng bài viết trên Website phổ biến hiện nay
Trang sản phẩm (Product Page)
Đối với tất cả các trang thương mại điện tử hoặc cung cấp dịch vụ, buôn bán hàng hóa nào thì trang sản phẩm chính sẽ là một trong những trang quan trọng nhất của của website.
Bài đăng trên Blog (Blog Post)
Bài đăng theo thể loại Blog Post là một trong những loại nội dung được xem là trọng điểm để hút những traffic về trang web cho bạn. Đây sẽ là nơi rất tuyệt vời để xây dựng độ uy tín của công ty cũng như thể hiện chuyên môn, sự am hiểu của công ty về lĩnh vực mà công ty đang kinh doanh.
Bài báo (Article)
Các kiểu bài báo, cập nhật tin tức thời sự và phỏng vấn sẽ là kiểu bài thường gặp nhất trong các website về báo chí hoặc truyền thông.
Bài hướng dẫn (Guide)
Đây là kiểu bài giải thích hướng dẫn người đọc thao tác, thực hiện một điều gì đó một cách chi tiết. Thường thì dạng bài này sẽ được chia thành nhiều phần hoặc tóm tắt một cách ngắn gọn, dễ hiểu nhất.
Dạng danh sách (List)
Kiểu bài dạng danh sách liệt kê thường sẽ được áp lục vào trong như bài Blog, bài báo vào các đề tài có tính chất đặc thù như là “Tổng hợp 5 bước viết bài chuẩn SEO, 10+ bước Onpage để lên Top bạn phải biết”.
Ngoài ra còn có liệt kê theo tin đăng như các trang đăng tin về dịch vụ bất động sản.
Dạng Review
Dạng bài Review thường được sử dụng trong các bài viết về đánh giá sản phẩm, địa điểm, dịch vụ,… Đây là dạng bài tương đối khó viết so với các dạng còn lại. Kiểu bài này yêu cầu người viết phải là chuyên gia trong một lĩnh vực cụ thể, có sự hiểu biết chuyên sâu. Đồng thời cần có sự công tâm đưa ra những nhận xét, đánh giá khách quan về một sự vật, sự việc để người đọc tham khảo.
Bài viết giới thiệu doanh nghiệp
Đây là những bài viết khái quát sơ bộ về doanh nghiệp. Thường sẽ cung cấp những thông tin chính xác về doanh nghiệp, công ty như là lĩnh vực hoạt động, số năm hoạt động, những thành tựu đạt được, sản phẩm dịch vụ đang kinh doanh, địa chỉ,… Những bài viết này thường giúp khách hàng dễ dàng nắm bắt được thông tin của doanh nghiệp.
Hướng dẫn trình bày nội dung website
Để trình bày nội dung website một cách chuyên nghiệp, tăng trải nghiệm cho người đọc thì có rất nhiều yếu tố tác động. Bạn nên tập trung vào các yếu tố sau đây:
- Xây dựng danh mục (Category): điều này sẽ giúp bạn sắp xếp nội dung trong website một cách hợp lý và người dùng có thể dễ dàng tìm thấy nó. Ngoài ra còn giúp cho bot của Google dễ dàng quét nội dung website của bạn hơn.
- Lựa chọn cỡ chữ: trong bài viết và website là một trong những yếu tố quan trọng. Bạn nên lựa chọn font và cỡ chữ nào giúp cho người đọc dễ nhìn, phù hợp với bộ cục trang web của bạn.
- Bố cục bài viết: Trình bày nội dung, bố cục bài viết phải hợp lý. Tốt nhất không nên để một đoạn quá dài, không có sự phân chia nội dung phù hợp.
- Nhấn mạnh từ khóa, thuật ngữ: Đối với những từ khóa, thuật ngữ thì cần nhấn mạnh, in đậm, gạch dưới, sử dụng màu khác.
- Phân chia tiêu đề, nội dung: Các tiêu đề với nội dung bài viết cần có sự phân chia, tách biệt rõ ràng, bạn có thể tạo thêm phần trích dẫn nếu cần thiết.
- Hình ảnh: Sử dụng hình ảnh liên quan đến bài viết, bổ trợ cho nội dung bài viết. Tốt nhất bạn nên sử dụng những hình ảnh sắc nét, sống động.
- Mục lục (Table of contents): Tạo mục lục cho bài viết, để người đọc dễ dàng nắm bắt nội dung khái quát của bài viết một cách nhanh chóng.
>>>Xem thêm: Top 20 phần mềm SEO web (miễn phí và trả phí) tốt nhất 2024
Cách lập kế hoạch nội dung Website chuẩn
Sau đây là những bước cụ thể để bạn có thể dễ dàng lập kế hoạch nội dung cho Website:
Chọn chủ đề đúng chuyên môn
Đầu tiên bạn cần lựa chọn chủ đề đúng theo chuyên môn hoặc ngành kinh doanh của công ty. Thay vì tập trung vào một từ khóa duy thì bạn thể lấy một cụm chủ đề lớn (Topic Cluster) rồi sau đó nghiên cứu triển khai bộ từ khóa chi tiết về chủ đề đó.
Việc chọn chủ đề đúng theo chuyên ngành của doanh nghiệp giúp cho trang web của bạn được đánh giá cao hơn trong công cụ tìm kiếm cũng như tăng sự uy tín đối với khách hàng.
Triển khai bộ từ khóa phù hợp với Website
Sau khi đã chọn ra chủ đề để triển khai thì một trong những bước quan trọng tiếp theo đó là nghiên cứu bộ tự khóa phù hợp. Bộ từ khóa được xem là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Vì nếu bộ từ khóa sai thì dù cho nội dung bài viết có tốt thì bạn cũng khó cạnh tranh lại những đối thủ khác. Tốt nhất bạn nên nghiên cứu thật kỹ bộ từ khóa trước khi triển khai nội dung cho website.
Xây dựng nội dung bài viết hữu ích cho người đọc
Để có thể đạt được thứ hạng cao trong một từ khóa nào đó thì nội dung của bài viết là yếu tố then chốt và quyết định gần như 80% sự thành công.
Vì vậy dưới đây Mona xin đưa ra một số yếu tố then chốt mà các bài viết nên có để website đạt được thứ hạng tốt:
- Relevant – Nội dung liên quan
- Useful – Nội dung hữu ích
- Fresh – Nội dung mới
- Unique – Nội dung độc đáo
- Slightly – Nội dung liên kết
Tối ưu hóa cho người dùng
Bạn cần nắm rõ khách hàng mục tiêu cụ thể của bạn là ai, họ sẽ truy cập vào website của bạn bằng những cách nào. Tiếp theo bạn hãy nghiên cứu thật kỹ Customer Insight và Search Intent của những tệp khách hàng này. Để xem họ quan tâm đến những chủ đề nào, dựa vào đó bạn có thể triển khai nội dung bài viết xoay quanh những chủ đề mà họ quan tâm.
Chia sẻ bài viết lên mạng xã hội
Mạng xã hội làm một trong những nơi có lượng lớn truy cập của người dùng đều đặn hàng ngày. Vì vậy sau khi triển khai nội dung của bạn trên website thì bạn có thể chia sẻ chúng trên các trang mạng xã hội. Việc các bài viết của bạn phổ biến trên nhiều nền tảng thì sẽ giúp cho Google đánh giá cao bài viết của bạn hơn. Ngoài ra còn giúp cho bạn tăng được thêm traffic, cải thiện thứ hạng bài viết của bạn.
Thường xuyên kiểm tra và đánh giá lại nội dung Website
Sau khi trang web của bạn đã có một lượng lớn bài viết nhất định thì đừng quên thường xuyên kiểm tra cũng như cập nhật, chỉnh sửa nội dung bài viết để được tối ưu nhất. Bạn đừng chỉ tập trung tối ưu nội dung vào những bài viết mới mà quên mất những bài cũ. Vì đa số những traffic mà website của bạn nhận được thường đến từ những bài cũ. Cho nên hãy thường xuyên kiểm tra và tối ưu lại những bài cũ nhé.
Phân bổ thời gian triển khai từ khóa hợp lý
Sau khi đã sở hữu bộ từ khóa theo chủ đề thì bạn nên lên kế hoạch xây dựng thời gian để triển khai bộ từ khóa một cách hợp lý. Nên chọn lọc ra những từ khóa mà cần phải ưu tiên đánh trước để dễ dàng lấy traffic. Sau đây Mona sẽ đưa ra thời gian triển khai từ khóa cho từng giai đoạn website:
- Giai đoạn 1 – 3 tháng đầu tiên: Ưu tiên lựa chọn bộ từ khóa có Volume thấp (<1000), Allintitle thấp, KD thấp và từ khóa dài để triển khai trước. Vì lúc này website của bạn chưa đủ mạnh để cạnh tranh những từ khóa khác.
- Giai đoạn 3 – 6 tháng: Ở giai đoạn này bạn có thể lựa chọn những từ khóa có Volume cao hơn (>1000), để kéo traffic về trang. Lúc này website của bạn đã có sức mạnh nhất định cạnh tranh với các đối thủ khác.
- Giai đoạn trên 6 tháng: Sau 6 tháng đã triển khai từ khóa và nhận được một lượng traffic ổn định hàng tháng. Thì lúc này bạn có thể triển khai những từ khóa với độ cạnh tranh cao, Volume lớn (>3000).
Phân bổ chi phí triển khai từ khóa hợp lý
Cách phân bổ nguồn lực để triển khai từ khóa cho website hợp lý sẽ giúp bạn tiết kiệm tối đa chi phí. Cụ thể dưới đây Mona sẽ đưa ra chiến lược phân bổ nguồn lực hợp lý cho từng giai đoạn website:
- Giai đoạn 1 – 3 tháng: tập trung tối đa nguồn lực để triển khai toàn bộ từ khóa dễ. Đối với các từ khóa dễ nếu làm đúng quy trình chuẩn SEO sẽ rất dễ lên TOP và lấy traffic. Vì vậy khi website của bạn mới tạo thì nên tập trung toàn bộ nguồn lực để triển khai từ khóa. Bạn có thể thuê cộng tác viên về viết bài cho bạn hiện nay giá thị trường khoản (80k – 1000 chữ). Chi phí để triển khai trong một tháng cho website nhỏ tầm 15 đến 20 triệu/ tháng.
- Giai đoạn 3 – 6 tháng: ở thời điểm này bạn có thể tăng số lượng từ khóa triển khai lên vì website đã mạnh, đồng thời chọn những từ khóa có volume lớn hơn. Thường thì ở giai đoạn này chi phí để duy trì và phát triển website tầm 20 đến 50 triệu/ tháng.
- Giai đoạn trên 6 tháng: đối với những trang web hoạt động trên 6 tháng thì đã có được sự tin tưởng của Google. Vì vậy việc tranh TOP cũng như đánh nhũng từ khóa khó sẽ khả thi hơn. Ở giai đoạn này nếu bạn muốn tập trung toàn lực cho website để thành TOP đầu ngành thì chi phí phải bỏ ra là hơn 50 triệu/ tháng.
Hướng dẫn tối ưu và xây dựng nội dung Website
Sau đây Mona xin chia sẻ đến bạn từng bước chi tiết để tối ưu nội dung chuẩn SEO
Nghiên cứu bộ từ khóa để triển khai nội dung
Một trong những bước đầu tiên để có thể triển khai nội dung đó là nghiên cứu bộ từ khóa. Ở bước này bạn có thể sử dụng những công cụ giúp bạn nghiên cứu bộ từ khóa như là Ahrefs, Keyword Tool, SEMrush, KW Finder,..
Tùy vào ngành nghề kinh doanh của công ty bạn mà bạn có thể lựa chọn bộ từ khóa phù hợp.
Lên Outline cho bài viết chuẩn
Sau khi bạn đã có bộ từ khóa phù hợp với website thì bước tiếp theo bạn cần làm đó là lên outline cho bài viết. Ở bước này bạn nên tìm hiểu về từ khóa để lên dàn bài viết thật kỹ lưỡng, dàn bài là xương sống của cả bài viết. Nếu bài viết sai ngay từ outline thì cả bài viết coi như lạc đề và khó mà cạnh tranh với những đối thủ khác.
Đặt thẻ tiêu đề, mô tả và bố cục bài viết phù hợp
- Thẻ tiêu đề: Để thu hút được nhiều lượt click cũng như được Google ưu tiên cho bài viết của bạn lên thứ hạng cao thì bước đặt tiêu đề (Title) này sẽ quyết định tất cả. Bạn nên ưu tiên đặt tiêu đề làm sao mà từ khóa chính xuất hiện ở đầu tiên, điều này giúp cho Google dễ dàng quét cũng như xác định rõ được chủ đề bài viết phù hợp với từ khóa mục tiêu. Bên cạnh đó bạn cũng nên đặt tiêu đề theo CTA để thúc đẩy người đọc nhấp vào bài viết của trang web bạn. Bạn có thể kiểm tra độ hiệu quả của tiêu đề bài viết bằng cách kiểm tra CTR của bài viết đó.
- Thẻ mô tả: Đoạn mô tả bài viết (Meta description) là một đoạn ngắn nằm ở phía dưới của tiêu đề bài viết thường có số lượng từ 100 – 150 ký tự. Đoạn mô tả bài viết sẽ miêu tả sơ lược những nội dung của bài viết giúp người đọc có cái nhìn tổng quan nhất về bài viết đó, cũng như hấp dẫn người dùng để nhấn vào xem bài viết.
- Bố cục bài viết: Các heading như là H2, H3 cần được phân bổ và có bố cục hợp lý để giúp cho người đọc có thể dễ dàng bao quát được nội dung. Để có thể giúp người đọc dễ dàng tìm đến đúng nội dung muốn độc thì website của bạn nên thiết kế thêm mục Table of Content để cho trực quan hơn và bạn cũng dễ dàng kiểm soát bố cục bài viết hơn.
Chèn từ khóa chính và phụ vào bài một cách tự nhiên
Dưới đây Mona sẽ chỉ cho bạn cách phân bổ từ khóa chính, từ khóa phụ hiệu quả nhất:
- Từ khóa chính phải xuất hiện trong thẻ tiêu đề (Title)
- Từ khóa chính phải xuất hiện trong thẻ mô tả (Meta Description)
- Từ khóa chính và phụ phải xuất hiện trong các thẻ tiêu đề (H1, H2, H3)
- Từ khóa chính phải xuất hiện trong URL và tên hình ảnh
- Từ khóa chính và phụ xuất hiện rải rác trong nội dung bài (5%)
Tối ưu chỉ số súc tích bài viết
Chỉ số súc tích của bài viết (Readability) gồm có độ dài của câu, tính dễ đọc, tính dễ hiểu và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của người đọc. Vì vậy để có một nội dung bài viết chất lượng bạn cũng cần quan tâm đến những yếu tố nhỏ nhắn như thế này. Bạn có thể kiểm tra chỉ số súc tích của bài viết bằng cách cài đặt Yoast SEO.
Tối ưu hóa hình ảnh trong bài viết
Nhằm tăng trải nghiệm người dùng thì bạn nên lựa chọn những bức hình bổ trợ cho nội dung của bài viết, thông qua hình ảnh người đọc có thể hiểu hơn về nội dung. Ngoài ra những hình ảnh đó cũng cần rõ nét, được tối ưu đúng cách. Dưới đây là những yếu tố về tối ưu hình ảnh mà bạn cần phải biết:
Tối ưu tên hình ảnh
- Tên đặt cho hình ảnh: bạn nên đặt tên hình ảnh bằng từ khóa chính, không dấu, có dấu gạch ngang ở giữa. Điều này sẽ giúp Google đánh giá cao bạn hơn.
Ví dụ: lap-ke-hoach-noi-dung-website
- Dung lượng hình ảnh: bạn nên lựa chọn những bức ảnh có dung lượng dưới
- Tối ưu thẻ ALT: Bot của Google sẽ không thể quét được hình ảnh, vì vậy chúng dựa vào những yếu tố như mô tả, tiêu đề, tags của ảnh và quan trọng nhất là ALT (văn bản thay thế). Cho nên bạn nhất định phải đặt ALT cho hình ảnh theo đúng như nội dung của nó.
Tối ưu chi tiết hình ảnh
Trước khi tải hình ảnh của bạn lên trang web thì bạn nên chỉnh sửa, bổ sung thêm những phần sau để tối ưu hơn. Bạn chọn thẻ Details của hình ảnh để chỉnh sửa.
- Title: Đặt tên hình không dấu, có gạch ngang ở giữa (lấy từ khóa chính).
- Rating: Chọn 5 sao cho bức hình.
- Tags: Nhập các từ khóa phụ, có dấu “;” để ngắt những từ khóa phụ.
- Comments: Nội dung ngắn gọn mô tả trực quan hình ảnh.
>>>Xem thêm: Tổng hợp 5 cách SEO hình ảnh nhanh và bền vững nhất
Xây dựng website bằng liên kết cho bài viết
- Internal link hay còn được biết đến là những liên kết nội bộ. Đặt Internal link trong bài sẽ giúp tạo sức mạnh liên kết giữa các trang trong cùng website. tăng uy tín của trang này dựa vào độ uy tín của trang khác, có khả năng đẩy từ khóa lên Top tốt hơn, tăng lượt traffic cho các trang.
- External link hay còn được biết đến là những liên kết dẫn ra một trang web khác mà không có chung tên miền.Khi chèn External link vào bài sẽ giúp cho bài viết của bạn tăng thêm độ tin cậy, được Google đánh giá cao hơn cũng như cho bạn đứng ở vị trí cao trong SERP.
Xây dựng Schema cho bài viết
Để có thể đáp ứng cho người dùng một cách tốt nhất thì bạn tốt nhất nên tối ưu Schema cho bài viết. Có nhiều loại Schema nhưng tùy vào mục đích của bài viết mà sẽ sử dụng loại nào cho phù hợp. Thường thì Schema FAQ sẽ được sử dụng phổ biến nhất để giúp giải đáp những thắc mắc của người đọc ngay lập tức.
Đi Backlink cho bài viết
Backlink là những trang web khác sẽ trỏ liên kết về trang bài viết của mình. Điều này giúp tăng độ tin cậy cho bài viết, website của bạn. Vì bài viết của bạn xuất hiện trên nhiều nền tảng và website. Cơ bản thì có 4 dạng Backlink bao gồm:
- Backlink từ Guest Post
- Backlink từ Social, Forum
- Backlink từ Private Blog Network
- Backlink từ Báo PR
Loại Backlink miễn phí mà bạn có thể dễ dàng đi cho trang web cũng như bài viết đó là nguồn Backlink đến từ Social, Forum.
>>>Xem thêm: Disavow Link là gì? Cách phát hiện và chặn Backlink xấu khỏi Web
- Thiết kế web chuẩn Responsive tương thích với mọi thiết bị
- Chi phí tối ưu, free tên miền, hosting
- Free làm logo, hình ảnh, nội dung cho website
- Hỗ trợ và tư vấn 24/7.
- Thời gian hoàn thành, bàn giao website 5-7 ngày.
- Có hợp đồng, xuất hóa đơn VAT
- Bảo hành trọn đời.
ĐỂ GIÚP ĐỠ BẠN